CEGORN – tuyển Chuyên gia nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng, quản lý rượu bia trên địa bàn huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

  1. Tổng quan về dự án

            Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp, (EUJULE JIFF, gọi tắt là Quỹ JIFF) là một trong hai hợp phần của dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ và Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản. Mục tiêu của chương trình là nhằm góp phần tăng cường xây dựng pháp quyền ở Việt Nam thông qua hệ thống tư pháp tin cậy và dễ tiếp cận. Oxfam tại Việt Nam được lựa chọn thay mặt nhà tài trợ và Ban chỉ đạo dự án để quản lý và hỗ trợ thực hiện các sáng kiến trong khuôn khổ Quỹ JIFF.

Dự án “Tăng cường nhận thức về luật phòng chống tác hại rượu cho trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình” do Trung tâm Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trung tâm trợ giúp pháp lý) thuộc Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Bình thực hiện, đặt ra mục tiêu: Thông qua các hoạt động như: nâng cao nhận thức pháp luật; trợ giúp, tư vấn pháp lý, giúp người dân tiếp cận và hiểu rõ hơn về pháp luật liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia và tiếp cận tốt hơn với công lý.  Từ đó, góp phần giải quyết tình trạng lạm dụng rượu bia tại các vùng dân tộc thiểu sổ   giảm tỉ lệ trẻ hóa người uống rượu, nghiện rượu; hướng tới giảm thiểu các hệ lụy liên quan đến sức khỏe cộng đồng,  tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, lạm dụng tình dục ở trẻ em…Sáng kiến dự kiến được triển khai thực hiện từ 15/6/2023 đến 31/5/2024 trên địa bàn 04 xã:  Lâm Hóa (Huyện Tuyên Hóa); Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa).

Dự kiến, sáng kiến sẽ hướng tới đạt 2000 người được hưởng lợi, trong đó có 30% là trẻ em dưới 18 tuổi, 40% là phụ nữ và trẻ em gái, 80% là người dân tộc thiểu số.

2. Bối cảnh thực hiện sáng kiến

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh tật, gián tiếp gây nên 200 loại bệnh khác nhau. Trong đó các loại chấn thương do tai nạn liên quan đến việc lạm dụng rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ về sức khỏe hàng đầu. Ngoài ra, rượu bia còn gây nên các hệ lụy về xã hội như: Tại nạn giao thông, chân thương, bạo lực gia đình, gia tăng khoảng cách về giàu nghèo, xâm hại tình dục ở trẻ em… Phụ nữ thường là nạn nhân của rượu bia, khi họ có chồng hoặc người thân là những người lạm dụng rượu bia thì họ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, phải chịu gánh nặng về kinh tế và gia đình, chính vì vậy việc giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu bia tại cộng đồng sẽ giúp họ giải quyết một phần của nhứng khó khăn này. Ngoài ra, đối với nữ giới lạm dụng rượu bia cũng là nguy cơ bất ổn trong gia đình, bởi vì họ là người quán xuyết và giữ gìn hạnh phúc gia đình ở vị trí cao nhất.

Các chính sách của Việt Nam: Luật phòng chống tác hại rượu bia được ban hành năm 1999, mặc dù có nhiều hoạt động phổ biến Luật pháp và chính sách liên quan về bia rượu, tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, miền núi nhất là vùng dân tộc ít người, tình trạng lạm dụng rượu bia vẫn phổ biến.  Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu từ 2015-2025 giảm 10% tỷ lệ uống rượu, bia ở người trưởng thành so với năm 2015; giảm tỷ lệ uống rượu, bia ở nhóm vị thành niên xuống còn 20%. Việt Nam cũng đã ban hành bộ luật phòng chống tác hại của rượu bia và các chính sách pháp luật liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ tháng 01/01/2020. Ngoài ra các bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; Luật phòng chống bạo lực gia đình để chuyển tải các thông điệp pháp luật.

Thực tiễn khu vực địa bàn dự án tại Quảng Bình: Mặc dù có nhiều hoạt động phổ biến Luật pháp và chính sách liên quan về bia rượu, tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, miền núi, tình trạng lạm dụng rượu bia vẫn phổ biến. Ở Quảng Bình, khu vực người dân tộc thiểu số sử dụng rượu bia chiếm trên 80%, tỉ lệ sử dụng rượu bia ở trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) cũng ở mức cao và có xu hướng tăng lên ở nữ giới. Nhiều hộ kinh doanh sản xuất rượu tự do, nhỏ lẻ, không an toàn, chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Nhằm có các đánh giá về thực trạng việc sử dụng, quản lý rượu bia trên địa bàn, nhận thức và tình hình thực thi pháp luật liên quan đến phòng chống tác hại rượu bia cũng như nhu cầu tư vấn,  trợ giúp pháp lý liên quan đến rượu bia của cộng đồng, CEGORN triển khai hoạt động Nghiên cứu  đánh giá tình trạng sử dụng, kinh doanh rượu bia và sản xuất rượu thủ công tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số và các trường học tại 04 xã dự án

3. Mục tiêu của nghiên cứu khảo sát

Mục tiêu chung:

            Kết quả nghiên cứu làm căn cứ  thiết kế các nội dung, phương pháp thực hiện các dòng hoạt động của dự án phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của cộng đồng, tăng hiệu quả, chất lượng của dự án. Ngoài ra, kết quả khảo sát được sử dụng  làm cơ sở giám sát, đánh giá chất lượng của dự án. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm như sau:

  • Xác định cụ thể các nguyên nhân, thực trạng sử dụng và quản lý rượu bia và nhận thức pháp luật của cộng đồng, hộ kinh doanh bia rượu và chính quyền địa phương về liên quan đến các luật, chính sách phòng chống tác hại rượu bia.
  • Xác định được các ảnh hưởng, tác động của rượu bia đối với tình hình kinh tế – xã hội – sức khỏe của cộng đồng địa bàn thực hiện dự án.
  • Xác định được các các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi pháp luật: sản xuất, kinh doanh rượu bia; quản lý chất lượng rượu, bia và kiểm soát việc mua bán rượu bia cho trẻ em đối với các hộ sản xuất và kinh doanh rượu, bia.
  • Xác định các nhu cầu và mong muốn và phương pháp phù hợp đối với người dân trong việc thay đổi hành vi nâng cao nhận thức đối với tác hại của việc sử dụng rượu, bia trong cộng đồng.
  • Có các đề xuất cụ thể nội dung và phương pháp triển khai các hoạt động truyền thông phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật ban đầu & TGPL
    4. Phạm vi thực hiện khảo sát
  • Phạm vi nội dung thực hiện khảo sát:

– Thực trạng sử dụng  rượu bia và quản lý kinh doanh rượu, bia tại địa phương.

– Nhận thức của người dân về tác hại của rượu bia liên quan đến sức khỏe, kinh tế, tác động đối với gia đình và xã hội.

– Mức độ hiểu biết về pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia của người dân, các hộ kinh doanh rượu bia, chính quyền địa phương.

– Nhận thức của các chủ hộ/ nhà hàng kinh doanh về mặt hàng rượu/bia và pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu bia.

– Vai trò của cơ quan nhà nước  và các bên liên quan tại địa phương trong truyền thông phổ biến giảm thiểu tác hại của rượu bia.

– Nhu cầu tư vấn pháp luật ban đầu và TGPL của cộng đồng trong phòng chống tác hại bia/ rượu.

– Hình thức tiếp nhận các thông tin được truyền thông.

  • Phạm vi đối tượng tham gia khảo sát:
    • Độ tuổi vị thành niên từ 13-dưới 18 tuổi;Phụ nữ, Nam giới Từ 18 – 50 tuổiCác hộ kinh doanh bia rượu ở địa bàn dự án (nếu có)Các cơ quan đoàn thể cấp xã: Lãnh đạo UBND xã, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, trạm y tế/trung tâm y tế dự phòng.
  • Các cơ quan cấp huyện: Quản lý thị trường, phòng y tế/trung tâm y tế, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
    5. Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ nghiên cứu
Thời gianNhiệm vụĐịa điểm
25 -27/9/2023Xây dựng đề cương và phương pháp khảo sát, khung báo cáo, xây dựng bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với từng đối tượng.Làm việc online/ trực tiếp
28/9 – 29/9/2023Tiến hành tập huấn nhóm và khảo sát tại thực địa theo từng nhóm đối tượng của nghiên cứu.Tuyên Hóa, Minh Hóa.
02/10-18/10/2023Tham gia, khảo sát và hướng dẫn hỗ trợ khảo sát viên trong quá trình khảo sát thực địa.Tuyên Hóa, Minh Hóa.
18/10 – 28/10/2023Viết báo cáo nghiên cứu (phối hợp với chuyên gia xử xử lý và phân tích số liệu)Làm việc online/offline
29/10/2023Gửi báo cáo nghiên cứuLàm việc online/offline
29/10 – 05/11/2023Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu và 01 bản tóm tắt sau khi nghiệm thu báo cáo chính.  Làm việc online/offline

6. Phương pháp

Thu thập số liệu cần có:

  • Thu thập số liệu thứ cấp  (Desk study)
  • Thu thập thông tin sơ cấp bằng phỏng vấn  tại thực địa cho từng nhóm đối tượng của dự án.
  • Sử dụng các phương pháp, phần mềm xử lý số liệu.

7. Yêu cầu và nhiệm vụ ứng viên

Chuyên gia, hoặc nhóm chuyên gia:

Tốt nghiệp đại học Luật hoặc các ngành xã hội học, khoa học, văn hóa hoặc các ngành liên quan.

Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc với người đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên các vùng DTTS tại địa bàn.

Có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu xã hội học, xử lý số liệu, viết báo cáo đánh giá.

8. Kết quả mong đợi:

  • Có 01 đề cương khảo sát, khung báo cáo, bảng hỏi phỏng vấn dành cho nhóm đối tượng nghiên cứu,  (bao gồm phỏng vấn phiếu ít nhất 30 câu và phỏng vấn sâu)
  • Có 01 khung đề cương báo cáo khảo sát được thống nhất với CEGORN.
  • 01 ngày tập huấn cho nhóm phỏng vấn viên;
  • Phối hợp với khảo sát viên, trung tâm CEGORN, địa phương tiến hành khảo sát 320 phiếu (hoặc số phiếu theo thống nhất và trao đổi giữa CEGORN, các chuyên gia phù hợp với điều kiện thực tế).
  • 01 báo cáo được hoàn thiện dựa trên nội dung đề cương báo cáo, đảm bảo mục tiêu và nội dung CEGORN yêu cầu.
  • Trong quá trình nghiên cứu, cam kết tuân thủ đạo đức nghiên cứu: Số liệu báo cáo trung thực, không đạo văn (theo quy định của CEGORN), tuân thủ các tuyên bố và chính sách bảo vệ của CEGORN và dự án.

9. Kinh phí chuyên gia

  • Kinh phí thỏa thuận. Kinh phí  thực hiện được sử dụng từ nguồn ngân sách dự án đã cấp cho CEGORN, tư vấn sẽ xây dựng bảng kinh phí dự trù cho khảo sát và thanh toán 7-10 ngày sau khi nghiệm thu báo cáo.

10. Phương thức nộp hồ sơ:

Các cá nhân và tổ chức quan tâm vui lòng gửi:

Email bày tỏ sự quan tâm kèm:

  • Danh sách và lý lịch khoa học của chuyên gia thực hiện gói tư vấn;
  • Bản đề xuất để thực hiện nhiệm vụ;
  • Bản đề xuất tài chính.

Đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Điện thoại: 0232.3684.115

Hoặc email: cegorn@cegorn.org Trước 17:00 ngày 22/9/2023

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.