Hội thảo: Thực thi Luật BV&PTR ở Việt Nam – Một số phát hiện và khuyến nghị từ cộng đồng

Với sự hỗ trợ của Mạng lưới Đất rừng (Forland) và Chương trình Hỗ trợ Liên minh (Oxfam Anh), ngày 25/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) đã phối hợp tổ chức hội thảo: “Thực thi luật bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam: Một số phát hiện và khuyến nghị từ phía cộng đồng”  nhằm chia sẻ kết quả các nghiên cứu đánh giá viêc thực thi Luật BV&PTR liên quan tới hộ gia đình và cộng đồng với các cơ quan hoạch định chính sách và các bên quan tâm.

Toàn cảnh hội thảo(Ảnh PanNature)
Toàn cảnh hội thảo(Ảnh PanNature)

Chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giữa LHHVN và Tổng cục Lâm nghiệp TCLN đã được ký ngày 18 tháng 6 năm 2014. Theo kế hoạch năm 2014-2015 của Chương trình này về hoạt động tư vấn, phản biện và vận động chính sách, có nội dung: Đánh giá Luật bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004 dưới góc nhìn của các tổ chức xã hội dân sự (hạng mục 2.2). Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và Phát triển (CIRD), đơn vị thành viên của LHHVN, được giao là cơ quan đầu mối để triển khai nội dung này.

Luật BV&PTR được ban hành năm 2004 đã có tác động tích cực đến sự phát triển rừng cũng như đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ một số điểm cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả của Luật. Thời gian qua, TCLN đã thành lập tổ chuyên gia đánh giá độc lập 10 năm thực hiện Luật BV&PTR 2004. Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát ở một số Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiêp, Hiêp hội gỗ và lâm sản, Doanh nghiệp chế biến lâm sản, và Cơ quan kiểm lâm ở 10 tỉnh và thành phố. Tuy nhiên, để đánh giá một Luật lớn như Luật BV&PTR cần phải có thông tin đa dạng và đầy đủ hơn ở tất cả các cấp và các đối tượng khác nhau.

Xuất phát từ thực tế đó, được sự tài trợ của Oxfam, Trung tâm CIRD đã phối hợp với các tổ chức khác của Mạng lưới Đất rừng (FORLAND) tiến hành ba dự án nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu và đánh giá tình hình thực thi Luật BV&PTR 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng. Các nội dung nghiên cứu cụ thể về: Đánh giá việc thực thi Luật BV&PTR 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng; Đánh giá hiện trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam và Lồng ghép giới trong thực thi Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản dưới luật liên quan.

Tham dự hội thảo có hơn 100 khách mời từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực lâm nghiệp.  Một số vấn đề về quá trình thực thi Luật BVPTR 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng được Mạng lưới Đất rừng phát hiện đã được đưa ra trình bày, thảo luận tại hội thảo.

Hội thảo là bước đầu tiên trong tiến trình thực hiện nội dung của văn bản đã ký kết giữa LHHVN và TCLN nhằm tổ chức một hội thảo lớn hơn: “Đánh giá Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dưới góc nhìn của các tổ chức xã hội dân sự” trong thời gian tới.

Tài liệu hội thảo:

Chương trình hội thảo

Giới thiệu Mạng lưới Đất rừng (Forland)
PGS.TS. Hoàng Mạnh Quân – Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD)

Kết quả Tham vấn cộng đồng và hộ gia đình về Luật BV&PT rừng năm 2004
Ông Lê Văn Lân – Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)

Giới và Chính sách Bảo vệ và Phát triển Rừng
Bà Lâm Thị Thu Sửu – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)

Hiện trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
Ông Nguyễn Việt Dũng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Luật BV&PTR 2004 với công tác quản lý rừng cộng đồng ở Thừa Thiên Huế: Những khó khăn và đề xuất
Ông Mai Văn Tâm – Phòng Quản lý Bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế)

Báo cáo tóm tắt: Kết quả tham vấn Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng

Báo cáo tóm tắt: Lồng ghép giới trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản dưới luật liên quan

Báo cáo tóm tắt: Hiện trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam

Báo cáo tóm tắt:  Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 với công tác quản lý rừng cộng đồng ở Thừa Thiên Huế: Những khó khăn và đề xuất

Báo cáo tóm tắt: Đánh giá các chính sách liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ

Theo PanNature

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004(BV&PTR 2004): Công bằng và bình đẳng giới trong công tác thực thi.

Luật BV&PTR được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, khóa XI ngày 3/12/2004. Đến nay, Luật đã được triển khai và vận dụng vào thực tiễn trong vòng 10 năm và cũng đã tạo ra khung pháp lý và cơ sở để các cơ quan chức năng triển khai trong hoạt động giao đất giao rừng. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng vào thực tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn và đặc biệt là chưa chú trọng tiếng nói của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiêu số, phụ nữ đơn thân.. đây là nhómngười khó có khả năng đưa ra ý kiến và đóng góp vào quá trình ra quyết định liên quan đến tài nguyên đất và rừng. Thực tiễn đã cho thấy rằng, vai trò của người phụ nữ dường như đã vô tình bị làm cho mờ nhạt trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng trong khi họ là nhân tố chính tác động và chịu tác động của hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.
Với mục tiêu xây dựng các kiến nghị đệ trình lên ban soạn thảo Luật về việc lồng ghép giới trong quá trình thưc thi Luật BV&PTR 2004, Liên minh Đất rừng( FORLAND) đã triển khai hoạt động nghiên cứu thực địa về quá trình thực thi luật. Mục tiêu của hoạt động này nhằm: (1) Cung cấp thông tin hay bằng chứng cho các quyết định để các chính sách và chương trình liên quan tới giao đất, giao rừng (GĐGR), BV&PTR đạt mục tiêu mong đợi cho cả nam và nữ; (2) Cung cấp các thông tin chi tiết về người chịu tác động, người hưởng lợi hay khách hàng để việc xây dựng và thực hiện các chương trình GĐGR, BV&PTR thực hiện hiệu quả, có hiệu suất cao hơn. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Lồng ghép giới trong thực thi Luật BV&PTR 2004 và các văn bản dưới luật liên quan” được tài trợ bởi Chương trình hỗ trợ liên minh vận động chính sách- Tổ chức Oxfam Anh do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) và Quỹ Phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) phối hợp triển khai.
Theo chân đoàn nghiên cứu, chúng tôi đã có cơ hội tìm đến với huyện Krong Bông, tỉnh Đak Lak để hiểu rõ hơn về công tác thực thi Luật BV&PTR 2004 và các văn bản dưới luật tại địa phương.
Tại buổi làm việc với đoàn nghiên cứu, Ông Nguyễn Quốc Hưng – Chi cục trưởng Chi Cục kiểm lâm tỉnh Đak Lak chia sẻ: “Tỉnh Đak Lak là một trong những tỉnh đi đầu về công tác giao đất giao, chúng tôi chú trọng đến công tác GĐGR từ 1993 theo Quyết định 178 của thủ tướng chính phủ và sau đó tiến hành giao theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ nghèo ở Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ mang lại bước đột phá trong công tác giao đất giao rừng (GĐGR); tăng cường công tác quản lý  bảo vệ rừng, thúc đẩy kinh tế rừng phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thì công tác bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong cơ chế: chủ thể rừng cộng đồng vẫn chưa được công nhận trong luật dân sự nên thực tế là hiện nay các diện tích giao cộng đồng vẫn chưa thể có sổ đỏ và trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì các cấp chức năng vẫn chưa thể có hướng giải quyết cụ thể, điều này cho thấy tính thiếu đồng bộ giữa các luật hiện nay của nhà nước ta.”
Để nhấn mạnh thêm cho những khó khăn trong quá trình giao đất giao rừng ông Nguyễn Đức Việt – Chi cục kiểm lâmcho biết thêm “hầu hết các rừng giao cho cộng đồng hay nhóm hộ là rừng nghèo và công tác hỗ trợ hậu GĐGR thì chưa được nhà nước chú trọng nên phần nào người dân cũng không mặn mà với công tác bảo vệ và sự hưởng lợi “ trước mắt” của người dân là không có nên họ tiến hành chặt phá rừng để tạo đất sản xuất hay thậm chí là bán lại cho các hộ từ nơi khác đến.”
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đak Lak thì tính đến 1/1/2014 thì đã có 10.000ha đã bị chặt phá trên tổng số 36.000ha được giao cho cộng đồng. Về cơ bản, tác dụng của Quyết định 178 và 304 đối với công tác GĐGR tại địa phương là không nhiều. Từ năm 2005 khi triển khai GĐGR theo QĐ 304, do có chế hưởng lợi cho người dân như gạo, nhà ở…nên người dân tham gia rất nhiều, tuy nhiên đến 2006 do gặp vướng về cơ chế tài chính nên không thể giải ngân cho người dân được giao đất, tiến trình giải ngân kinh phí cho người dân là rất chậm chậm chỉ đạt 6,26% kinh phí trung ương giao và đạt 13,14% kinh phí tỉnh giao.
Liên quan đến việc lồng ghép giới trong quá trình thực thi luật BV&PTR thì vẫn chưa được chú trọng nhiều. Người phụ nữ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với xã hội, tuy nhiên khả năng ra quyết định về tài nguyên đất và rừng thì chưa thể hiện một cách rõ nét.
Người phụ nữ có nhiều cơ hội trong tiếp cận xã hội
Chị HTen Ksor – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Yang Mao chia sẻ “Vai trò của người phụ nữ trong xã ngày được chú trọng hơn, họ tham gia nhiều hoạt động cộng đồng tự giúp đỡ nhau như “hủ gạo tình thường”, “nhóm tiết kiệm”…Trên địa bàn xã hiện nay, 90% lực lượng phụ nữ tham gia các hoạt động tạo thu nhập từ rừng, tuy nhiên trong mọi hoạt động liên quan đến GDGR thì phụ nữ thường không quan tâm và họ tự tách mình ra khỏi quá trình ra quyết định đối với các quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến rừng”. Thông qua chia sẻ của chị HTen có thể thấy rằng, người phụ nữ là đối tượng tác động khá nhiều đến rừng nhưng vai trò và tiếng nói của họ thì không được chú trọng trong quá trình giao đất giao rừng. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến đất rừng được gắn với người đàn ông trong gia đình. Chỉ đối với những gia đình góa chồng thì người phụ nữ trở thành chủ hộ tuy nhiên họ cũng không tham gia vào hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.
Chị Hten cũng chia sẻ thêm “Người phụ nữ có cơ hội tham gia vào các cuộc họp phổ biến về chính sách hay các luật liên quan đến rừng hay hoạt động quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên họ lại không có quyền quyết định hay quyền đưa ra tiếng nói hay quyết định đối với loại tài sản này”. Người phụ nữ chỉ là “cái bóng” của người đàn ông khi được tham gia họp, riêng các hoạt động liên quan đến quyền lợi cụ thể là thù lao cho hoạt động bảo vệ rừng thì người đàn ông sẽ tham gia. Chị em phụ nữ trong xã biết cách đoàn kết đội nhóm để hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế, họ xây dựng các phong trào tự giúp: tổ chức các nhóm phụ nữ thành lập quỹ tiết kiệm, phát triển phong trào hủ gạo tình thương…Vài trò cộng đồng của người phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao và giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp.
“Kém” bình đẳng trong kiểm soát và ra quyết định đối với tài sản
Theo ông Trương Văn Thùy- Trưởng Phòng LĐ TBXH huyện Krong Bông thì hiện nay trên địa bàn huyện là 97.000 nhân khẩu với 25 dân tộc nhưng trong đó chủ yếu vẫn là dân tộc Eđê và M Nông. Chế độ mẫu hệ là truyền thống lâu đời của dân tộc bản đia trên địa bàn huyện, người phụ nữ là người làm chủ và có quyền. Lúc mới tạo lập gia đình tài sản ban đầu chủ yếu là của người phụ nữ và gia đình vợ nhưng theo luật và văn bản dưới luật thì người đàn ông lại đứng tên chủ sở hữu của các tài sản đó và người phụ nữ chỉ là người thừa kế, điều này về một khía cạnh nào đó có thể tạo ra sự mất công bằng cho  người  nữ trong việc sở hữu các tài sản bao gồm cả đất rừng. Từ đây cho thấy Luật cần có sự điều chỉnh để đảm bảo quyền của người phụ nữ  khi các dân tộc tuân theo các chế độ khác nhau như phụ hệ và  mẫu hệ.
Gắn với tài nguyên đất rừng, các hộ và cộng đồng trên địa bàn xã thực hiện hai hoạt động dưới hình thức: giao khoán bảo vệ rừng của vườn quốc gia Chư Yang Sing và hợp đồng với Công ty Lâm Nghiệp gắn liền với diện tích rừng của hộ hay nhóm hộ. Hầu hết các lợi ích từ các hoạt động gắn liền với rừng thì người phụ nữ không hề hay biết, ngay như số tiền nhận khoán bảo vệ rừng từ vườn quốc gia hay diện tích của hộ nhận khoán bảo vệ là bao nhiêu thì chỉ có đàn ông mới biết được,  trong khi các hoạt động bảo vệ này thì người phụ nữ cũng có tham gia. Thực tế trên này được thay đổi để người phụ nữ có quyền được hiện diện trong quá trình ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng cũng như hợp đồng thuê diện tích với Công ty  Lâm nghiệp, để họ cũngđược xem như là một bên cùng ký kết hợp đồng hay biên bản có liên quan đến đất rừng.
Từ những phân tích trên cho thấy rằng khoản cách giữa việc tạo ra công bằng và bình đẳng cho người phụ nữ trong quá trình thực thi Luật BV&PTR và các văn bản dưới luật là một nhiệm vụ khó khăn và thách thức. Vấn đề là phải thay đổi từ ngay việc hướng dẫn quá trình thực thi luật cần chú trọng lồng ghép yếu tố giới để đảm bảo sự bình đằng mối quan hệ giữa nam nữ trong kiểm soát và quyết định các nguồn lực nói chung và đất rừng nói riêng.

FORLAND

“Phân tích giới trong phát triển cộng đồng và nghiên cứu Vận động chính sách”.

Nằm trong chiến lược hoạt động của Mạng Lưới Đất Rừng (FORLAND) về nâng cao kiến thức và kỹ năng trong quá trình thực hiện các IBPs cho các thành viên liên minh. Trong hai ngày 19-20/8/2014 tại Khách sạn Xanh, Thành phố Huế; Trung Tâm Nghiên cứu và Phát Triển Xã Hội (CSRD) đã tổ chức khóa tập huấn “Phân tích giới trong phát triển cộng đồng và nghiên cứu Vận động chính sách”.

Khóa tập huấn đã chào đón 29 học viên từ nhiều tổ chức khác nhau trong mạng lưới đất rừng như: CRD, CIRD, CORENARM, RDPR, CRCSD, PanNature. Với tư cách là thành viên của liên minh Đất rừng (FORLAND) 03 đại biểu của trung tâm CORENARM đã vinh dự tham gia khóa tập huấn này.

DSC_0303
Học viên lớp tập huấn -Ảnh FORLAND

Bà Lâm Thị Thu Sửu- Giám đốc Trung tâm CSRD đã phát biểu khai mạc lớp tập huấn và chia sẻ các mục tiêu cơ bản mà lớp tập huấn hướng đến: (i)Nắm bắt các khái niệm và công cụ phân tích về giới (Khung phân tích Moser, Khung phân tích Havard; Khung phân tích Kabeer). (ii)Nâng cao năng lực tư duy về mối quan hệ giữa giới và các vấn đề môi trường. (iii)Nâng cao khả năng lồng ghép giới trong công tác nghiên cứu, vận động chính sách và phát triển cộng đồng.

Trong khuôn khổ lớp tập huấn, Ông Đặng Ngọc Quang đã giúp các học viên hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan về giới: Khái niệm về giới và các thuật ngữ chính, giá trị và thái độ về giới, giới trong phân công lao động, vấn đề bất bình đẳng giới và các yếu tố ảnh hưởng, nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược, phương pháp tiếp cận “Phụ Nữ trong Phát triển” và “Giới và Phát triển”… Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong mạng lưới được giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Nội dung của lớp tập huấn được xây dựng theo phương pháp có sự tham gia. Hầu hết các nội dung được giảng viên khơi gợi và định hướng, học viên phải chủ động thực hành, trả lời các vấn đề được đưa ra và từ đó tự tổng kết và rút ra những khái niệm cho riêng bản thân mình.

DSC_0295 - Copy
Thảo luận nhóm- Ảnh FORLAND

Giảng viên và các học viên đã dành phần lớn thời gian để đúc kết lại nội dung của hai ngày tập huấn. Kế hoạch vận dụng các kiến thức của khóa tập huấn vào công việc thực tiễn của các tổ chức. Các hoạt động phát triển phải được nhìn nhận dưới nhiều sắc cạnh khác đồng thời vận động chính sách phải có sự lưu tâm đến nhạy cảm giới.

Kết thúc khóa tập huấn, Trung Tâm Nghiên cứu và Phát Triển Xã Hội (CSRD) đã trao giấy chứng nhận cho các học viên và chụp ảnh lưu niệm. Khóa tập huấn thành công tốt đẹp với nhiều ý tưởng về cách triển khai và vận dụng các kiến thức giới trong Phát triển cộng đồng và nghiên cứu Vận động chính sách.

FORLAND

Lồng ghép giới trong Luật BVPTR và một số văn bản dưới luật liên quan

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) đã bộc lộ một số điểm hạn chế sau 10 năm thực thi. Một trong những điểm hạn chế là sự thiếu lồng ghép giới trong vấn đề tiếp cận và quản lý, sử dụng và phát triển rừng cho nam giới và nữ giới.  Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định về sử dụng và quản lý và phát triển rừng cũng bị xem nhẹ.  Kết quả là đời sống của phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân gặp nhiều khó khăn do thiếu sự can thiệp, tạo điều kiện của chính sách để họ được tham gia tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng và hưởng thụ các lợi ích liên quan trong việc quản lý và phát triển rừng.

Nhà nước đã có chủ trương điều chỉnh, sửa đổi lại Luật BV&PTR trong những năm tới đây để phù hợp với thực tế và đồng bộ với các Luật và chính sách liên quan. Trong bối cảnh này, FORLAND tiến hành nghiên cứu Vận động chính sách lồng ghép giới trong quá trình sửa đổi luật BV&PTR và các văn bản dưới luật liên quan. Mục tiêu của dự án là nhằm i) Tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên FORLAND để các kiến nghị chính sách của FORLAND có lồng ghép yếu tố giới và có tầm ảnh hưởng đến vai trò và quyền lợi của nam giới và nữ giới; ii) Tạo cơ hội cho các phụ nữ tiến hành các hoạt động VĐCS để tiếp cận tài nguyên rừng với chất lượng đất tốt hơn.

Thời gian thực hiện dự án: 1/3/2014 – 30/12/2014

FORLAND