Sắp xếp đổi mới đất nông lâm trường vẫn theo kiểu “bình mới rượu cũ”

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

“Muốn quản lý và sử dụng hiệu quả đất nông lâm trường, cần tăng cường giám sát, rà soát sắp xếp lại đất đai, kịp thời xử lý vi phạm, khắc phục dứt điểm tranh chấp, khiếu kiện kéo dài; xử lý hài hòa đất nông lâm trường và người dân, cũng như có chính sách giải quyết lao động, xóa đói giảm nghèo bền vững.”

Continue reading “Sắp xếp đổi mới đất nông lâm trường vẫn theo kiểu “bình mới rượu cũ””

Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng

Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ thầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Đây là Quyết định, nhằm cụ thể hóa cho khoản 2 Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính Phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Theo Quyết định này, các hoạt động về sản xuất nông lâm nghiệp như khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn… sẽ được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đặc biệt là tại một số tỉnh biên giới phía Bắc và vùng Tây Nguyên

Chi tiết xem tại: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/quyet-dinh/quyet-dinh-so-38-2016-qd-ttg-ngay-14-9-2016-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-viec-ban-hanh-mot-so-chinh-sach-bao-ve-phat-trien-rung-va-dau-tu-ho-tro-ket-cau-a3141

Thí điểm giam sát việc quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ NLTQD tại Quảng Bình

Trong hai ngày 12-13. 9. 2016, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã thực hiện hoạt động giám sát việc quản lý sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các LTQD theo Nghị quyết 112 của Quốc hội tại 2 xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), Xuân Trạch (huyện Bố Trạch), và 2 CT Lâm Công nghiệp trong tỉnh là Long Đại và Bắc Quảng Bình.

Hoạt động này được phối hợp thực hiện giữa Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình và FORLAND, trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy tiến trình giám sát việc thu hồi và sử dụng quỹ đất lâm nghiệp được giao lại từ nông lâm trường quốc doanh cho người dân địa phương”

Trong suốt tiến trình thực hiện giám sát thí điểm tại công ty Lâm Công nghiệp Long Đại và công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, các đại biểu đã thảo luận/ chia sẻ nhiều vấn đề gặp phải trong quá trình rà soát, sắp xếp và bàn giao và sử dụng quỹ đất từ 02 công ty lâm công nghiệp, như: khó khăn về tài chính thực hiện, thiếu sự tham gia, phương án thực hiện thiếu khả thi, quỹ đất bàn giao khó/không thể sử dụng sản xuất được…

Một vài hình ảnh của đoàn ai-ve-nltqd-1 ai-ve-nltqd-2

FORLAND

Tuyên Quang: Sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp

TQĐT – Ngày 26-5-2016, UBND tỉnh đã ra các Quyết định số 160, 162, 163, 164, 165/QĐ-UBND phê duyệt cho 4 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Chiêm Hóa, Tuyên Bình, Yên Sơn, Sơn Dương xây dựng phương án chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thời gian thực hiện năm 2016 – 2017; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, thời gian cổ phần hóa doanh nghiệp năm 2016 – 2017.

Qua đánh giá của tổ chức FCS (Hội đồng quản trị rừng quốc tế) cuối tháng 5 vừa qua, cả 5 công ty lâm nghiệp này đều đủ điều kiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với diện tích được cấp trên 11.000 ha và sẽ được cấp chứng chỉ vào tháng 9 năm nay.


Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Sơn chăm sóc keo giống.

Tuy nhiên theo các công ty lâm nghiệp, trong quá trình thực hiện việc sắp xếp, đổi mới hoạt động, các đơn vị cũng đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Hầu hết các công ty chưa được đo vẽ, cắm mốc, xác định ranh giới giao đất trên thực địa, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, dễ phát sinh tranh chấp và gây vướng mắc cho công tác xác định giá trị doanh nghiệp. Việc xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty gặp nhiều khó khăn vì bản thân các công ty khó xác định được giá trị tài sản hiện có đảm bảo theo đúng yêu cầu. Việc rà soát, lập phương án sử dụng đất, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, lập bản đồ địa chính cũng vướng mắc, do hiện tại các công ty đã được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, hồ sơ mốc giới lại chưa được thực hiện. Thêm vào đó, chi phí để sắp xếp, chuyển đổi theo quy định không đáp ứng được công việc thực tế hiện nay; việc giải quyết diện tích đất bị lấn chiếm còn nhiều khó khăn.

Bà Vi Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương chia sẻ, đề án sắp xếp đổi mới công ty đã được phê duyệt từ cuối tháng 5, tuy nhiên, hiện đơn vị đang gặp một số khó khăn như chưa hoàn thành đo vẽ, cắm mốc, xác định ranh giới giao đất trên thực địa; chưa hoàn thành kiểm kê từng lô rừng để xác định giá trị kinh tế… Đơn vị xác định từ nay đến hết năm, phần việc còn lại là rất nhiều, nhưng đơn vị sẽ dốc sức, tập trung hoàn thành các phần việc theo quy định.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình được giao quản lý 1.850,2 ha đất lâm nghiệp. Sau khi được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Công ty đã xác định được ranh giới đất giữa đơn vị với các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là với các hộ dân, thuận lợi cho việc xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, tài nguyên rừng. Từ năm 2006 đến nay, Công ty đã tổ chức khoán liên doanh trồng rừng sản xuất trên diện tích đất công ty được giao, được thuê với cán bộ, công nhân của công ty và người dân trên địa bàn với diện tích 1.253,6 ha. Việc liên doanh, liên kết trồng rừng sản xuất đã gắn được quyền lợi và trách nhiệm của công ty với người lao động đến sản phẩm cuối cùng. Sản lượng rừng trồng ngày càng được nâng cao, rừng đã có chủ thực sự, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng trồng được hạn chế tối đa. Bắt tay vào sắp xếp, đổi mới, công ty lựa chọn phương án sắp xếp, đổi mới thuộc loại hình 2 thành viên trở lên, vì mô hình này phù hợp với điều kiện thực tế cũng như đội ngũ cán bộ, công nhân đang làm việc tại Công ty, tổ chức sản xuất kinh doanh để gắn kết phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát triển chế biến và thị trường; đảm bảo quyền lợi của người lao động; huy động được nguồn vốn đầu tư của tập thể, cá nhân cùng góp vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hiện Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình đã chốt phương án về ngành nghề sản xuất kinh doanh, đất đai, quản lý sử dụng rừng, vốn, lao động, việc ứng dụng khoa học công nghệ, thị trường và tổ chức bộ máy.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình – anh Nguyễn Hồng Thái cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng của công ty trong thời gian tới là xây dựng phương án quản lý rừng bền vững với diện tích đất được giao, được thuê. Trong đó, Tuyên Bình lựa chọn loài cây keo là cây trồng chính, tập trung vào giống keo lai sản xuất bằng phương pháp giâm hom và phương pháp nuôi cấy mô để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, hiệu quả kinh tế cao hơn. Phấn đấu đến 2020, diện tích keo lai chiếm 80% diện tích rừng của công ty. Đồng thời, đơn vị phấn đấu cấp chứng chỉ rừng cho khoảng 1.000 ha và xây dựng diện tích này vào kinh doanh cây gỗ lớn kết hợp kinh doanh gỗ nguyên liệu.

Sắp xếp, đổi mới hoạt động các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn then chốt. Quan trọng nhất, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xác định được mục tiêu trọng tâm là tăng giá trị, tăng thu nhập từ việc quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất rừng, từ đó tạo bước chuyển về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn: Báo Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/sap-xep-doi-moi-cac-cong-ty-lam-nghiep-70417.html