Đánh giá hiện trạng tranh chấp và xung đột quyền sử dụng đất trong hệ thống khu bảo tồn ở Việt Nam

Thực hiện Quyết định 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (TTg) về phê duyệt Kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, trong phân kỳ 2014-2015 Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT đang triển khai xây dựng một số văn bản pháp lý và chính sách quan trọng, bao gồm Quyết định của TTg về chính sách đồng quản lý rừng (2014), rà soát và đánh giá chính sách thí điểm chia sẻ lợi ích từ quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng (2014/2015) theo Quyết định 126/QĐ-TTg năm 2012 của TTg, Quyết định của TTg về một số cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng rừng cộng đồng (2014 dự thảo khung nội dung), đồng thời nghiên cứu ban hành một số thông tư thực hiện các quyết định nói trên cũng như Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020. Nội dung dự thảo các chính sách nói trên có liên quan trực tiếp đến giải quyết mối quan hệ giữa hộ gia đình, cộng đồng địa phương và Ban quản lý các khu rừng đặc dụng (VQG/KBT) về tình trạng chồng lấn, tranh chấp và xung đột quyền sử dụng đất trong quá trình quy hoạch, thành lập và mở rộng các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam từ sau năm 1990. Tình trạng này khá phổ biến ở nhiều VQG/KBT, tuy nhiên chưa được giải quyết đồng bộ, gây nên thách thức lớn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.

FORLAND tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá được hiện trạng và tác động của chồng lấn, tranh chấp, xung đột quyền sử dụng đất ở các VQG/KBT rừng đặc dụng của Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị về giải quyết tranh chấp này, góp phần tác động đến quá trình xây dựng và thực thi chính sách đồng quản lý rừng, chia sẻ lợi ích và chính sách liên quan khác theo hướng hài hòa quyền và lợi ích của cộng đồng địa phương đối với rừng và đất rừng cũng như đảm bảo các mục tiêu quản lý bền vững khu bảo tồn và đa dạng sinh học.

Thời gian thực hiện: 09 tháng, từ tháng 01/3/2014 đến tháng 30/11/2014

FORLAND

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.